Nha khoa trẻ em

Một số lưu ý khi trẻ thay răng


Nhìn chung trẻ thường bắt đầu thay răng vào độ tuổi khoảng từ 6 - 7 tuổi và kết thúc quá trình thay răng ở độ tuổi 12 và 13.

Đây là quá trình quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng nói riêng mà nó còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này. Vì thế bạn cần chú trọng chăm sóc răng miệng cho con trong thời kỳ này.

  • Thông thường răng của bé sẽ đươc thay theo thứ tự bắt đầu là răng cửa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Đầu tiên 2 răng cửa hàm dưới sẽ được thay trước, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa của hàm trên và những chiếc răng kế tiếp.
  • Tuy nhiên, đôi khi trẻ cũng bắt đầu thay răng sớm hơn bình thường do răng trẻ bị sâu hay mắc một số bệnh về răng miệng khác. Nhưng sẽ là bất thường nếu răng của bé bị rụng quá sớm, khi đó bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để có những kết luận chính xác và tránh ảnh hưởng tiêu cực tới những chiếc răng khác.
Trong giai đoạn thay răng trẻ nên tránh:

- Ăn những loại kẹo kiểu kẹo gôm.
- Hạn chế ăn những loại đồ ngọt.
- Nên bổ sung florua vào trong nước (về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ).
- Những thức ăn cứng, khó nhai.
- Không chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay.
- Bạn cần dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc. Đừng quên vệ sinh răng bằng cách đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn.

  • Một số trẻ khi thay răng thường có cảm giác đau đớn và chảy máu lợi. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp này. Một số loại thuốc giảm đau nên được khuyên dùng là các loại có Ibuprofen, Acetaminophen.

Theo Dân Trí