Nha khoa Việt Hưng
SILDENAFIL (VIAGRA) CẢI THIỆN HUYẾT ĐỘNG HỌC VÀ KHẢ NĂNG THU NHẬN OXY TRONG SUY TIM.
- Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã kết luận Sildenafil giúp cải thiện khả năng thu nhận oxy tối đa (VO2) và đáp ứng thông khí đối với thãi CO2 , cũng là chất gây dãn mạch phổi chọn lọc kể cả lúc nghỉ cũng như khi gắng sức ở bệnh nhân suy tim.
Trong suy tim, trương lực của mạch máu phổi điều hòa qua trung gian nitric oxic bị rối loạn, trong khi đó Sildenafil, là chất ức chế men phosphodiesterase type 5, có tác dụng làm giảm kháng lực mạch máu phổi ở bệnh cao áp động mạch phổi thông qua việc làm gia tăng nồng độ GMP vòng nội bào ( GMP vòng là chất truyền tin thứ phát của nitric oxic )
Để xác định xem Sildenafil có tạo ra lợi ích trên bệnh nhân suy tim tâm thu mạn tính thông qua sự dãn mạch phổi hay không, Marc Semigran và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Boston, Hoa kỳ nghiên cứu trên 13 bệnh nhân suy tim độ III theo phân loại NYHA.
Các bệnh nhân tham gia được đánh giá khí máu động mạch, các xét nghiệm về phóng xạ ... cả trước và 60 phút sau khi được cho một liều Sildenafil uống 50 mg.
Sildenafil không làm ảnh hưởng huyết áp động mạch trung bình, nhịp tim, hay áp lực bờ mao mạch phổi (PCWP), nó chỉ làm giảm áp lực động mạch phổi lúc nghỉ, kháng lực mạch máu hệ thống, và kháng lực mạch máu phổi. Sildenafil cũng làm gia tăng chỉ số tim (Cardiac index) lúc nghỉ ngơi cũng như gắng sức. Sildenafil làm giảm kháng lực mạch máu phổi nhiều hơn là làm giảm kháng lực mạch máu hệ thống
Trong số những bệnh nhân được cho Sildenafil, 15% bệnh nhân gia tăng khả năng thu nhận Oxy tối đa, chỉ những bệnh nhân có cao áp phổi thứ phát được chứng minh là có cải thiện huyết động học thất phải khi gắng sức.
Nghiên cứu đã kết luận: Sildenafil đường uống có thể được cho một cách an toàn đối với bệnh nhân bị suy tim trầm trọng mạn tính, nó làm giảm gánh hậu tải thất phải và làm tăng chỉ số tim kể cả lúc nghỉ ngơi hay gắng sức. Nó có thể hữu ích trong điều trị suy tim và đặc biệt trong suy tim có cao áp phổi thứ phát.
Đăng bởi : BS.CKII TRỊNH HỮU TÙNG dịch từ Circulation 2007;115:p.59-66