Bệnh liên quan vùng miệng

Một số bệnh nhiễm khuẩn ở vùng miệng và vòm hầu


- Nướu viêm cấp tính (acute gingivitis - trench mouth) hay nướu viêm hoại tử do nhiễm loại vi khuẩn yếm khí ở vùng niêm mạc miệng và nướu.

  • Toàn bộ nướu răng bị sưng tấy, lở loét và đỏ rực, hơi thở rất hôi, bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh hay gặp ở trại lính thời thế chiến thứ I,
  • các binh sĩ thường chuyền nước cho nhau lúc ở dưới đường hầm, chiến hào, nên còn gọi là trench mouth. Bệnh lây lan nhanh nếu dùng chung một ly nước uống. Dùng kháng sinh liều cao và súc miệng nước muối, nước súc miệng sát trùng sẽ hết nhanh chóng. Ở thời đại bây giờ bệnh nầy rất hiếm gặp vì đã có kháng sinh tốt và bệnh nhân cũng có ý thức để giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt.

- Bệnh giang mai (syphilis) với vi khuẩn treponema palidum):

+ Bệnh giang mai thời kỳ thứ nhất thường ở vùng sinh dục, phía hai bên háng, sang thương giang mai có thể là vết loét rất nhỏ, hoặc phồng lên thành nốt to gọi là hạ cam giang mai (syphilitic chancre, chancre syphilitique).

Thời kỳ thứ nhất nếu không phát hiện hoặc điều trị không dứt điểm được thì vi khuẫn sẽ vào máu, tiềm ẩn trong vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn II

+ Ở thời kỳ thứ II và nếu ở bà mẹ mang thai nếu đã bị nhiễm bệnh giang mai rồi thì vi khuẫn sẽ nhiễm vào máu của thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Vi khuẫn bệnh giang mai sẽ gây nên di chứng ở đứa trẻ mới sinh, trẻ sinh ra sẽ có dị tật nơi răng: răng cửa bên và răng nanh dị dạng có hình nhọn đầu và cong. Răng hàm 6 tuổi sẽ có mặt nhai có hình như múi dâu, hình dáng thân răng hơi vuông như bánh trung thu gọi là strawberry molars hay moon cake molars

+ Bệnh giang mai ở thời kỳ thứ 3:

  • Trên những bệnh nhân bị mắc bệnh giang mai nhưng không chữa khỏi ở thời kỳ 1 và 2, bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối và có di chứng trên hàm ếch (Vòm khẩu cái, palate) làm hàm ếch bị thủng vì xương vòm bị phá hủy giống như trong ung thư cavum vòm hầu cũng bị phá hủy. Thời kỳ thứ 3 của bệnh giang mai còn gây biến chứng trên động mạch chủ (aorta) tạo nên túi phình động mạch, rất dễ bị bể và gây tử vong nhanh chóng.
  • Bs.Trần Ngọc Đỉnh