Bệnh liên quan vùng miệng

Khối u vùng hàm mặt (Oral tumors)


Trong cơ thể và các cơ quan bên trong người có nhiều loại ung bướu ở toàn thân, và hầu hết các loại u bướu trên người đều có thể gặp ở răng miệng, hàm mặt. Tỷ lệ khối u vùng hàm mặt so với toàn cơ thể là từ 5 - 10%

  • Các bệnh nhân thường nghe nói đến ung bướu (tumor) thì rất sợ hãi. Trong miệng có những bất thường tuy là lành tính hoặc bẩm sinh, nhưng vẫn gây nên mối lo âu cho bệnh nhân.
  • Nói đến khối u phải phân biệt là lành tính (benign) hay ác tính (malignant), u ác tính (malignant tumor) còn gọi là ung thư (cancerous tumor)).

Sự khác biệt giữa u lành tính và u ác tính là:

  • U lành tính có ranh giới rõ rệt, u không thay đổi hoặc lớn lên rất chậm, không xâm lấn vào các mô lân cận và không chuyển di (di căn, metastasis) nơi khác

Khối u ung thư không có ranh giới rõ ràng, xâm lấn vào mô xung quanh, lớn lên và tàn phá cơ thể rất nhanh, di căn đến cơ quan khác ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân không chết vì khối u mà chết vì suy kiệt toàn diện (cachexy).

Muốn phân biệt khối u lành tính hay ác tính một cách chính xác, dù với phương tiện khám lâm sàng và cận lâm sàng hiện đại đến đâu đều phải nhờ đến môn giải phẫu bệnh lý (anato-pathology) để chẩn đoán chính xác, nghĩa là phải phẩu thuật để lấy một ít mô (Bệnh phẩm) của khối u đi xét nghiệm gọi là làm sinh thiết (biobsy). Dùng sinh thiết để chẫn đoán ở mức độ chính xác đến 95%. Xét nghiệm máu (blood test) để chẩn đoán khối u dựa vào các chỉ số ung thư (như PSA đối với khối u tiền liệt tuyến, CEA với dạ dày), dựa vào các chỉ số nầy chỉ kết luận là có nguy cơ có khối u chứ không khẳng định là ung thư được.

Tỷ lệ ung thư (prevalence) trong dân số khoảng 2 - 3 phần ngàn và ung thư vùng hàm mặt chiếm 5/% - 10% trên tổng số ca ung thư. Như vậy số người bị ung thư ở vùng miệng và hàm mặt rất hiếm và tỷ lệ rất thấp. Những ca bị ung thư ở hàm mặt chỉ có thể gặp trong bệnh viện, các Nha sĩ hành nghề ở phòng nha bình thường, có khi suốt đời vẫn chưa gặp một ca ung thư nào cả!.

Các khối u lành tính vùng hàm mặt:

- U máu (angioma) ở mặt có nhiều loại và nhiều dạng hiện diện như là những cái bớt màu đỏ sậm hoặc nâu ở vùng má, môi, trán. U máu cũng có ở lưỡi và sàn miệng. U máu thường là do bẩm sinh, có từ lúc còn nhỏ, là u lành nên lớn lên nhanh và có khi tồn tại suốt cả đời. Phẩu thuật để lấy u máu rất khó, vì máu chảy nhiều rất khó cầm chũng như trong lúc mổ phải tiếp máu cho bệnh nhân nhiều hơn. Ngày nay với kỹ thuật hiện đại có thể điều trị bằng tia laser để làm tắt mạch máu nuôi khối u, làm thu nhỏ, làm u teo lại. Những u máu ở ngay má là những u máu khó làm phẫu thuật và thẩm mỹ.

- U bạch huyết (lymphangioma):

  • U bạch huyết có màu đỏ, tím sậm có thể hiện diện ở nhiều nơi trong miệng, nhưng nhiều nhất là ở lưỡi và sàn miệng. Điều trị bằng phẩu thuật và đốt bằng laser

- U sợi, u sợi thần kinh (fibroma, fibrous dysplasia, nervi nodes):

  • Hiện diện rải rác ở nhiều nơi vùng mặt,riêng các nốt u sợi thần kinh nhiều và nhỏ thường là ở ngoài da mặt, má, trán. Riêng u sợi fibrous dysplasia có tính bẫm sinh các khối u nhỏ rải rác và làm biến dạng xương sọ, xương hàm

- U mỡ (lipoma):

  • Thường ở da mặt, niêm mạc môi má và sàn niệng, u có nhân máu vàng như mở, sờ và cứng và có ranh giới rõ rệt. Phẩu thuật không khó, ít tái phát

- U xương và lồi xương (osteoma, exostose) hiện diện thường ở xương hàm dưới, gây biến dạng mặt. Lồi xương chỉ có bên trong mặt lưỡi xương hàm dưới (torus mandibularis) và vòm khẩu cái (torus palatinus) ,xương hàm ếch, khi nào khối u to và lớn dần mới phải cần phẩu thuật.

U xương thường phối hợp với u sợi tạo thành u hỗn hợp giữa xương và sợi như fribrous dysplasia hiện diện vùng xương sọ và xương cằm.

- U tuyến mang tai: U tuyến nước bọt mang tai (parotid gland) thường gặp vùng má sát với tai, nơi có tuyến nước bọt hàm trên, còn gọi là u hỗn hợp tuyến mang tai (mix tumor). Đây là dạng u lành, nhưng sau phẩu thuật có thể bị tái phát và có thể biến thành u độc. Phẩu thuật u hổn hợp tuyến mang tai thường rất khó vì có thể chạm và chấn thương dậy thần kinh mặt (TK số VII ) gây liệt mặt.

- U nhú (papilloma): ở vùng khẩu cái (hàm ếch) và sàn miệng, nếu ở sàn miệng khối u sẽ đẩy lưỡi gây khó khăn cho ăn nuốt. Điều trị: phẩu thuật, ít tái phát.

- U men (ameloplastoma) thường gặp ở hàm dưới,khối u là lành tính nhưng rất dễ tái phát. Khối u làm phồng xương hàm dưới, phá hủy tủy xương bên trong, làm rỗng xương khiến cho răng bị rụng đi và xương hàm rất dễ gẫy. Hình ảnh X quang cho thấy khối u có hình như bọt xà bông. Khi phẩu thuật nạo khối u, bên trong mềm nhũn như bùn, nếu không nạo sạch u men rất dễ bị tái phát

Bs.Trần Ngọc Đỉnh