Bệnh liên quan vùng miệng

Nguyên nhân gây ung thư? Ung thư vùng miệng có chữa được không?


thế kỷ trước, bệnh ung thư và tim mạch là được xếp vào tai họa hàng đầu của loài người. Với khoa học kỹ thuật hiện đại, bệnh tim mạch đã được khống chế, rất nhiều trường hợp bệnh tim khó đã được chữa trị tốt. Nhờ biết rõ nguyên nhân gây bệnh tim mạch nên người ta đã có biện pháp phòng ngừa.

  • Đối với bệnh ung thư, dù khoa học và y học đã tiến bộ vượt mức, nhưng nguồn gốc bệnh ung thư nói chung và ung thư răng miệng nói riêng vẫn chưa biết rõ. Sang thế kỷ 21, loài người lại tiếp tục nghiên cứu và cố gắng tìm cho được các nguyên nhân gây bệnh, nhưng tất cả vẫn còn rất mơ hồ và đầy thách đố.
  • Người ta chỉ biết một vài yếu tố nguy cơ (risk factors) có thể gây nên ung thư tiềm ẩn như:

- Do vi rút (Siêu vi, virus). Do các bệnh nhiễm trùng kéo dài ở vùng hàm mặt.

- Có một bộ phận mô trong cơ thể suy yếu làm biến đổi mã di truyền, làm thay đổi hoạt động của tế bào, khiến nó tăng sinh quá mức và vô tổ chức tạo nên khối u ác tính.

- Do môi trường sống bị nhiễm phóng xạ, điều nầy đã thấy rõ hậu quả sau khi quả bom nguyên tử rơi ở Hiroshima, một số người bị nhiễm xạ và chết vì ung thư xảy ra sau chiến tranh hàng chục năm.

- Do khói bụi, hóa chất độc hại, khí CO ở các Thành Phố lớn

- Hiệu ứng nhà kính, khiến cho tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống quá mạnh gây nên ung thư da.

- Do chất màu trong thực phẩm đã chế biến công nghiệp hóa. Trong đó có màu đỏ sudan dùng trong mỹ phẩm, son môi.

- Do khói thuốc ở những người nghiện thuốc lá (tobaco somking), nhai thuốc lá (tobaco chewing), những người tiếp cận với khói thuốc dù không hút thuốc vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.

- Do rượu ở những người nghiện rượu, sẽ có nguy cơ bị ung thư vòm hầu.

- Ở những người có thói quen ăn trầu (betel chewing habit): ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia...

- Ở những người sử dụng hormone (Kích thích tố) bừa bải, không được kiểm soát tốt

- Thực phẩm từ động vật hay cây trồng đã biến đổi gene cũng có nguy cơ gây ung thư? Những vấn đề về biến đổi gene vẫn còn trong bàn cải và tranh luận, vì hiện nay khoa học vẫn chưa biết và vẫn còn mù tịt.

  • Tóm lại hiểu biết về bệnh ung thư càng nhiều càng thấy khó khăn hơn trong vấn đề phòng chống bệnh. Khoa học đã tiến bộ trong từng loại bệnh ung thư để tìm cách khắc phục, nhưng vì không biết nguyên nhân rõ thì làm sao chữa được bệnh. Tuy vậy hiện nay nhiều bệnh ung thư nếu phát hiện sớm đều có thể chữa được và tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn ngày trước rất nhiều. Hiện nay các nhà khoa học đã lập được bản đồ gene di truyền và giải mã được gene của lòai người, nhưng không khắc phục đềiu chỉnh được các gene gây bệnh. Đó cũng là thách thức cho các nghiên cứu sâu hơn về di truyền ở thế kỷ 21.
  • Ở những thập niên trước tỷ lệ khỏi bệnh ung thư chỉ đạt 25% - 30%. Ngày nay ở Mỹ tỷ lệ khỏi bệnh từ 50% - 80%. Bệnh ung thư được xem là có kết quả tốt và lành bệnh nếu sau 5 năm không bị tái phát hay di căn.
  • Cuộc chiến đấu để chống lại căn bệnh ung thư vẫn còn đang tiếp diễn, khoa học đã bó tay đối với ung thư ở thế các thế kỷ trước, nhưng sang thế kỷ 21 loài người vẫn chưa chiến thắng được căn bệnh quái ác nầy, cũng như cuối thế kỷ 20 xuất hiện thêm một tai họa nữa đó là bệnh AIDS và hiện nay vẫn không có thuốc chữa trị cũng như thuốc chủng ngừa HIV.

Đã biết bệnh ung thư là "Trời kêu ai nấy dạ" nhưng cũng có cách phòng ngừa và phát hiện sớm như:

- Ngưng không hút thuốc lá nữa (to quit smoking), vì thuốc lá có chất nicotine làm sơ thành động mạch, sơ hoá các phế bào của phổi gây nên bệnh viêm tắc phế quản mãn tính. Ở vùng răng miệng, bệnh nhân hút thuốc lá và ăn trầu lâu ngày sẽ kích thích niêm mạc má, lưỡi và sàn miệng làm dầy lớp thượng bì gây nên loạn dưỡng tế bào tại nên sang thương tiền ung thư

- Giảm bớt rượu, vì chất cồn trong rượu nếu uống lâu ngày sẽ làm cho rối loạn biến dưỡng gây xơ gan, từ xơ gan rất dễ biến thành ung thư, nhất là đối với những bệnh nhân đã bị nhiễm siêu vi B, và siêu C, gây viêm gan trước đó. Rượu lâu ngày cũng có thể làm biến đổi gene di truyền của tế bào khiến cho tế bào sinh trưởng rối loạn. Chất độc màu da cam dioxin có trong thuốc khai hoang để diệt cây cỏ là chất làm tăng sinh tế bào rất nhanh cóng, làm rối loạn chu kỳ sinh sản của cây, làm cây chết nhanh chóng trong vòng vài ngày.

- Không ăn trầu vì những người ghiền trầu (betel chewing addict) thường nhai với vôi tôi rất cay nồng, nhai trầu lâu ngày sẽ làm mất vị giác, ăn uống sẽ mất ngon, chất vôi sẽ làm dầy niêm mạc má,lưỡi và sàn miệng gây nên ung thư (carcinoma)

- Không để xảy ra tình trạng nhiễm trùng kinh niên và lâu dài như: không để gốc răng nhiễm trùng trong miệng, không để bệnh nha chu phá hủy xương và dây chằng. không để bệnh viêm xoang kéo dài (Vì có thể gây nên ung thư cavum).

- Bệnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng kỹ, khám răng định kỳ để phát hiện sâu răng và các bất thường vùng răng miệng. Bất cứ vết thương hay vết loét nào niêm mạc miệng mà dây dưa không chữa khỏi phải khám BS để chẫn đoán sớm bệnh ung thư, vì ngày nay khoa học tiến bộ việc chẫn đoán nhờ xét nghiệm cận lâm sàng hiện đại và chính xác nên việc chưa khỏi bệnh ung thư trong giai đoạn đầu là 100%.

- Khoa học về di truyền và biến đổi gene đã tìm ra nhiều loại gene có thể gây ung thư trên loài vật, nhưng cách tìm kiếm các gene gây bệnh trên người để rồi áp dụng các phương pháp để ngăn chận, khống chế hay loại trừ các gene nầy từ khi còn là bào thai vẫn còn mù mờ và vẫn còn trong vòng nghiên cứu, chưa áp dụng được vì lãnh vực gene là khó nhất trong ngành vi sinh.

BS TRẦN NGỌC ĐỈNH (May - 2007)