Nha khoa cơ sở

Thông tin về tình hình lựa chọn, sử dụng các loại vật liệu để trám các răng sau tại TPHCM hiện nay


(Trích từ :Đề tài nghiên cứu khoa học của:Ths Đinh Thị Khánh Vân,Bs Huỳnh Hữu Thục Hiền,Bs Nguyễn Thị Thụy Vũ-ĐH Y DƯỢC TPHCM-2007)

Các loại vật liệu thường được sử dụng để trám các răng sau tại TPHCM hiện nay
là Composite, Amalgam, xi măng Glass ionomer

1.Composite được phát triển từ những năm 1940 và được cải tiến không ngừng,
cung cấp các hình thức đa dạng cho nhiều chỉ định khác nhau.

  • Đây là một vật liệu

có ưu điểm thẩm mỹ và bảo tồn mô răng do không đòi hỏi những đặc tính lưu cơ
học khi sửa soạn lỗ trám. Do đó, sự xuất hiện của Composite làm thay đổi đáng kể
thói quen sử dụng vật liệu trám và trở thành chọn lựa gần như duy nhất khi trám
các răng trước, và dần dần phổ biến cho cả răng sau do tính chất cơ học ngày càng
được cải tiến. Theo nghiên cứu này, 99,8% bác sĩ được hỏi có sử dụng Composite
để trám cho răng sau; trong đó, 76% sử dụng thường xuyên. Lý do chọn lựa
Composite là "thẩm mỹ" 76,8%, "bảo tồn mô răng" 62,3% và "theo yêu cầu của
bệnh nhân" 52,3%.

  • Điều này cho thấy dịch vụ nha khoa tại thành phố HCM không

chỉ đơn thuần chăm sóc sức khỏe răng miệng mà đã đáp ứng nhu cầu làm đẹp
ngày càng tăng. Composite thường được dùng để trám mặt nhai, ngoài, trong và
cổ răng. Hầu hết (99%) bác sĩ sử dụng phương pháp xoi mòn và bôi keo dán, ít sử
dụng keo dán tự xoi mòn (chỉ 27,6% có sử dụng).

  • Tuy nhiên Composite là vật liệu trám không hoàn hảo, các biến chứng thường gặp

là nhạy cảm sau trám 67,4%, sâu răng tái phát 31%, miếng trám sút hỏng 28,6%,
nhồi nhét thức ăn 23,6%. Các biến chứng này cũng có thể gặp khi sử dụng vật liệu
khác, nhưng so với Amalgam thì tỉ lệ ghi nhận biến chứng của Composite cao hơn
; thậm chí một số bác sĩ (6,9%) không ghi nhận biến chứng gì khi trám
Amalgam.
2.Đối với răng sau, Amalgam là vật liệu truyền thống được sử dụng qua hơn một
thế kỷ. Amalgam có độ bền, độ kháng mài mòn và chịu lực tốt, ít nhạy cảm về kỹ
thuật và có tuổi thọ lâu dài
. Một miếng trám Amalgam được thực hiện tốt có tuổi
thọ khá cao, thậm chí tương đương với các phục hình đúc.

  • Tuy nhiên do kém thẩm

mỹ, đòi hỏi lưu cơ học nên Amalgam không thích hợp đối với những lỗ sâu nhỏ
và ở những bệnh nhân có yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra thành phần thủy ngân luôn là
điều lo ngại cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, dù nhiều tổ chức sức khỏe uy tín như
WHO, FDI đã công nhận tính an toàn của Amalgam.

  • Do những lý do trên, xu hướng hiện nay giảm sử dụng Amalgam. Tại Hoa Kỳ, tỉ

lệ giữa miếng trám Amalgam và Composite có thay đổi đáng kể từ 3,2/1 năm
1995 còn 1/1 năm 1999. Đến năm 2005, gần một phần ba bác sĩ báo cáo hành
nghề hoàn toàn không dùng Amalgam. Tương tự theo một báo cáo năm 2001 tại
Phần Lan, 74,9% miếng trám là Composite. Tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng theo xu hướng này, 16,2% bác sĩ không còn sử dụng Amalgam, 82,4% còn
sử dụng để trám răng sau nhưng giảm dần

  • Tuy nhiên, chưa thể loại bỏ Amalgam được vì đây là một vật liệu bền chắc, có thể

sử dụng cho những lỗ trám ẩm như lỗ trám dưới nướu, có khả năng tái tạo tiếp
điểm tốt, và chi phí thấp. Những ưu điểm này lại là những yếu điểm chưa khắc
phục hoàn toàn của Composite. Vì thế, đối với những lỗ trám mặt tiếp cận,
Amalgam được lựa chọn nhiều hơn. Khi miếng trám có liên quan đến mặt tiếp
cận, tất yếu phải sử dụng khuôn trám và chêm để cách ly với răng bên cạnh và tái
tạo tiếp điểm.

  • Thế nhưng vẫn có bác sĩ không dùng khuôn trám khi trám

Amalgam (1BS), Composite (2 BS) và chỉ có 55,4% luôn sử dụng chêm trong đó
chủ yếu là chêm gỗ (93,5%). Hiện nay, có nhiều loại khuôn trám mới được giới
thiệu, có khả năng tạo tiếp điểm tốt, tiện dụng. Nhưng theo nghiên cứu này, khuôn
trám Tofflemire vẫn được sử dụng nhất (57,7% đối với Composite và 92,5% đối
với Amalgam) có thể do thói quen và ít tốn kém, hoặc chưa được cập nhật.

3.Không như Composite và Amalgam, xi măng Glass ionomer (GIC) không phải là
vật liệu thích hợp để trám răng vĩnh viễn, nhất là răng sau
.

  • GIC tương hợp tốt với

tủy, hệ số truyền nhiệt gần giống ngà, dán hóa học vào mô răng, phóng thích Fluor
nhưng độ cứng thấp, độ bền dán không cao, nhạy cảm cả với sự nhiễm ẩm và mất
nước khi đông cứng. Do đó, GIC thường có chỉ định trám răng trẻ em, người già

(nhakhoathammy.com.vn)