Nha khoa cơ sở

Hệ số nhai, sức nhai


Sức nhai của một người được đánh giá bằng hệ số nhai, hệ số nhai cũng được dùng để khám sức khỏe trong lúc tuyển nghĩa vụ quân sự và dùng để đánh giá sức khỏe răng miệng của một người chung với sức khỏe tổng quát.

Hệ số nhai được tính như sau:

Răng cửa giữa hệ số: 2 (Răng cửa giữa dưới ngược lại

với răng cửa trên và có hệ số nhai = 1)

Răng cửa bên hệ số: 1 (Dưới có hệ số 2)

Răng nanh hệ số: 4

Răng tiềm hàm thứ 1 (cối nhỏ) :3

Răng tiền hàm thứ 2 3

Răng hàm thứ 1 5

Răng hàm thứ 2 5

Răng khôn 2

Tổng cộng: 25

Các chỉ số trên chỉ là ¼ hàm, toàn bộ sức nhai là 25 X 4 là 100

Răng trên

 

Hàm trên 18 17 16 15 14 13 12 11 21 22 23 24 25 26 27 28
Hệ số 2 5 5 3 3 4 1 2 2 1 4 3 3 5 5 2
Hệ số 2 5 5 3 3 4 2 1 1 2 4 3 3 5 5 2
Hàm dưới 48 47 46 45 44 43 42 41 31 32 33 34 35 36 37 38

  • Cách tính sức nhai cho một bệnh nhân là xem bệnh nhân đó mất bao nhiêu răng. Nếu mất một răng dưới, thì xem như răng trên không còn sức nhai nữa, vì hai răng chạm với nhau mới ăn được, mất một răng thì răng đối diện coi như vô dụng , như vậy hệ số nhai coi như mất gấp đôi

Ví dụ : Bệnh nhân mất răng 36 là răng cối dưới bên trái có hệ số nhai là 5, sức nhai của bệnh nhân không phải chỉ mất 5% mà phải tính là mất 10%.

Nếu bệnh nhân mất thêm một răng 17 là răng hàm thứ 2 hàm trên bên phải, thì coi như răng đối diện là răng 47 cũng mất sức nhai 5% X 2 là 10%.

Như vậy bệnh nhân mất 2 răng hàm sẽ được tính là mất sức nhai 20%, và sức nhai còn lại là 80%.

Chú ý: Vì răng cửa dưới ngược với răng cửa trên nghĩa là răng cửa giữa dưới nhỏ hơn răng cửa bên cạnh nên hệ số nhai cũng đảo ngược, răng cửa bên dưới có hệ số nhai lớn hơn răng cửa giữa dưới.

Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu một thanh niên bị mất 2 răng hàm sẽ bị xếp sức khỏe vào loại B.