Nha khoa cơ sở

Nhiệm vụ, chức năng của răng

 

Ngoài việc sử dụng để ăn nhai, răng còn có các chức năng sau đây:

Răng có chức năng thẩm mỹ:

  • Một hàm răng đẹp và khoẻ mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, làm nụ cười thêm tươi. Bệnh nhân có răng cửa xấu cũng ảnh hưởng đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt

Răng có chức năng trong phát âm:

  • Răng sữa mất sớm sẽ làm cho trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác. Người lớn mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng nhất là khi học ngoại ngữ, các âm "sờ" hay "th", "ch" , các âm nầy đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa trên, nếu trống sẽ không phát âm những từ trên được

Răng có chức năng trong ăn nhai:

  • Răng cửa dùng để cắn thức ăn
  • Răng nanh để xé thức ăn
  • Răng hàm và tiền hàm dùng để nghiền nát thức ăn

Răng có nhiệm vụ giúp cho hệ tiêu hóa được khoẻ mạnh, vì nếu thức ăn không được nhai nhuyển, khi vào dạ dày sẽ khó tiêu hóa hơn, dễ làm bao tử bị đau.

Răng của loài người khác với loài vật ăn thịt sống:

  • Chúng có bộ răng rất khỏe, răng nanh nhọn và các răng trong sắc bén để xé và ăn thịt sống. Loài vật ăn thịt sống thường nuốt trọng rất ít nhai, nuốt nhanh vào dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhanh. Hệ tiêu hóa của chúng không cần diếu tố ptyalin (là enzyme ở nước bọt để biến tinh bột thành đường), bao tử (dạ dày) của chúng có nồng độ axít chlohydric mạnh gấp 10 lần hơn loài người để tiêu hóa thịt sống.
  • Răng của loài người tuy có ăn thịt nhưng chỉ ăn những thức ăn mềm và đã qua chế biến, ăn được nhiều rau và chất sơ(cellulose).
  • Răng nanh ở người không bén nhọn như ở loài ăn thịt sống. Nước miếng (nước bọt) của chúng ta có diếu tố ptyalin để khi nhai biến thức ăn có tinh bột thành đường. Chính vì vậy mà khi nhai chúng ta cần răng hàm to khoẻ và có sức nghiền thức ăn tốt, để ta không nuốt trọng mà phải nhai nhuyển để nước bọt có thời giờ trộn lẫn trong thức ăn, khi vào bao tử sẽ dễ tiêu hóa hơn.
  • Ruột của người cũng không giống như ở một số loài vật ăn cỏ, cần có thời gian tiêu hóa thức ăn lâu nên ruột có chiều dài gấp 6 lần chiều dài thân thể. ngược lại ở động vật ăn thịt sống, ruột của chúng ngắn hơn, chỉ dài bằng 3 lần thân cơ thể để chúng thải chất độc ra nhanh hơn
  • Từ cấu tạo cơ thể học của răng loài người, cho thấy cơ thể chúng ta nghiêng về thức ăn chay (vergetable, vergetarian) và ít thịt. Ruột của chúng ta dài, nên tiêu hóa chậm, chất đạm thực vật (protid từ ngủ cốc) dễ tiêu hóa hơn đạm dộng vật càng ăn nhiều thịt sẽ tích tụ nhiều chất độc và gây bệnh nhiều hơn: như bệnh thống phong (bệnh gút,Gout, gôut) là do dư nhiều acid uric, chất nầy có nhiều trong thịt sống, thịt đỏ của gan thận, tôm ,cua...Các chất khoáng, calcium, phosphate không được cơ thể hóa giải thận và gan sẽ tích tụ thành sạn (các oxalate) nhiều ở gan,thận, túi mật, bàng quang...
  • Răng ở loài người cũng như một số loài linh trưởng (vượn,khỉ), răng vĩnh viễn khi đã mọc rồi, bị mẻ, gẫy, bị sâu phần nào thì mất phần đó chứ cơ thể không tái tạo được chất ngà mới thay thế, răng bị nhổ đi không mọc thêm được. Có một vài trường hợp "Già mà mọc răng" không phải là điều kỳ diệu mà do lúc còn trẻ các răng đó là răng ngầm dưới xương, khi già răng rụng hết, xương tiêu đi thì răng ngầm mới trồi lên chứ không phải là răng mới mọc để được trường sinh bất tử!!!.