Bệnh thời sự

Cúm A(H1N1): Đặc điểm dịch tễ - diễn biến lâm sàng - hướng dẫn chăm sóc và biện pháp phòng bệnh

Đặc điểm dịch tễ học:

Bệnh cúm A H1N1/2009 là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây đại dịch
Phương cách lây bệnh:

  • Ngỏ vào : mũi, miệng, mắt
  • Lây truyền : chủ yếu
  • Giọt nhỏ (droplets) : tiếp xúc gần với người bệnh (1-2 m) trực tiếp tiếp xúc các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi
  • Trực tiếp : tiếp qua da như ôm, hôn, bắt tay
  • Gián tiếp : bàn tay tiếp xúc các vật dụng nhiễm bẩn từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh

Thời gian lây bệnh:

1 ngày trước ngày khởi phát (sốt) và kéo dài cho đến

Người lớn : 7 ngày sau khởi phát

Trẻ em : 10 ngày sau khởi phát

Diễn biến lâm sàng

:Thời gian ủ bệnh: giống với thời gian ủ bệnh của bệnh cúm A trên người

• Rất nhanh : 3- 4 ngày
• Trung bình : 7 ngày

Triệu chứng lâm sàng:

• Triệu chứng cúm A(H1N1) giống với triệu chứng của bệnh cúm mùa: sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình, và mệt mỏi.
• Một số người có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
• Bệnh có thể nhẹ hoặc rất nặng.
• Những trường hợp bị viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà:

Những trường hợp bệnh có diễn tiến nhẹ có thể điều trị và cách ly và theo dõi tại nhà

Những nhóm có khả năng diễn tiến bệnh sẽ nặng như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh mãn tính phải dùng thuốc mỗi ngày thì cần phải được theo dõi, điều trị tại bệnh viện

Cách ly bệnh nhân tại nhà:

• Giảm thiểu tối đa tiếp xúc với người lành;
• Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng và rửa sạch hoặc tiêu hủy sau khi sử dụng
• Hạn chế sử dụng và sờ nắm các vật dụng mọi người cùng dùng chung.
• Mang khẩu trang liên tục (ngoại trừ khi ăn,uống)
• Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nếu có những thay đổi bất thường phải báo ngay cho bác sỹ kê đơn thuốc.
• Không nên tự ý thay đổi thuốc hay tăng liều hoặc bỏ uống thuốc
• Ăn các thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước đặc biệt những người đang sốt hoặc có tiêu chảy.
• Mở cửa nhà thông thoáng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh:

Mọi người dân tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,
- Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường,
- Che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi. (khẩu trang)
- Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.

Biện pháp phòng bệnh cụ thể với từng nhóm người:

1. HS,SV, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học chủ động theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau hong...) nên ở nhà, không đến trường ít nhất là 7 ngày sau khi bị bệnh, kể cả nếu khỏi sớm hơn; đồng thời thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết để được tư vấn.
2. HS,SV, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học nếu phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly vào phòng riêng, thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết và nên về nhà ngay
3.Người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung đông người như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, ký túc xá...nếu có biểu hiện cúm hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ động cách ly và thông báo cho đơn vị và y tế cơ quan biết để được tư vấn và hỗ trợ
4.Những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, SDD, bệnh nhân AIDS...), phụ nữ có thai, người già, trẻ em cần đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.

BS. Nguyễn Đắc Thọ - PGĐ TTYTDP TP. HCM

BS. Phan Công Hùng - Phó Khoa YTCC Viện Pasteur TP. HCM-(medicnet)