Nha khoa người cao tuổi

CHĂM SÓC RĂNG DÀNH CHO NGƯỜI CAO NIÊN

  • Điều thật sự quan trọng là chăm sóc răng và nướu răng khi tuổi đời chúng ta ngày càng cao - bởi lẽ vấn đề về răng và nướu răng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và sức khỏe hàng ngày của chúng ta .

Nhờ răng miệng sạch, không bệnh, chúng ta có thể ăn uống, nói chuyện và giao tiếp mà không bị đau đớn, khó chịu hoặc xấu hổ.

Hầu hết vấn đề bị sâu răng và bệnh nướu (bệnh nha chu) đều có thể tránh được hoặc chữa trị dứt hẳn nếu chúng ta biết ngăn ngừa sớm.

Người ta tìm ra bằng chứng cho thấy sức khỏe răng miệng kém có mối liên hệ đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Ăn thức ăn có hại có thể dẫn tới việc phải nhổ răng cũng như những vấn đề khác về sức khỏe, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là chúng ta không thể ăn và nhai kỹ và từ đó sức khỏe chúng ta lại bị ảnh hưởng thêm nữa.

Bệnh nhiễm trùng ở miệng có thể ảnh hưởng đến toàn thân và có thể có dẫn tới bệnh tim, bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não (đột quỵ) và bệnh đường hô hấp.

Những vấn đề có liên quan đến sức khỏe răng miệng kém thường xảy ra nhất là sâu răng và nhức răng, chảy máu nướu răng, loét miệng, hơi thở hôi, răng bị xói mòi và khô miệng. Thông thường những vấn đề này có thể ngăn ngừa hay chữa trị dễ dàng.

Bệnh Nguyên Nhân/Tác Hại Có thể làm gì
-Sâu Răng -Nguyên nhân do thức ăn ngọt, thuốc
men có đường, không có đủ lượng flo,
vệ sinh răng miệng kém và bựa răng.
-Có thể ngăn ngừa được bằng cách bớt
ăn uống thức ăn/thức uống ngọt, đánh
răng kỹ mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa cọ
răng mỗi ngày, uống nước máy (từ vòi)
và sử dụng kem đánh răng có chất flo
bằng bàn chải loại mềm hay máy đánh
răng điện.
-Bệnh nướu răng -Nguyên nhân do bựa răng, di truyền,
áp lực tâm lý, các loại thuốc nhất định
(thí dụ như thuốc chống trầm cảm, trị bệnh tim v.v.) nghiến răng, thiếu dinh dưỡng, bệnh tiểu đường và hút thuốc. Điều này làm hơi thở bị hôi, nướu răng chảy máu và răng lung lay.
-Có thể ngăn ngừa được bằng cách
thường xuyên đi nha sĩ, chà sạch bựa
răng, đánh răng kỹ mỗi ngày, dùng chỉ
nha khoa cọ răng mỗi ngày, chà rửa
răng giả, bớt ăn uống thức ăn/thức uống
ngọt, uống nước máy (từ vòi) và sử dụng kem đánh răng có chất flo bằng bàn chải đánh răng loại mềm.
-Loét miệng -Nguyên nhân do răng giả gắn không vừa vặn, áp lực tâm lý,sức khỏe kém và chấn thương tại nơi này. Dấu hiệu
bệnh là bị viêm kinh niên.
-Giữ gìn vệ sinh miệng, ăn uống lành mạnh, hấp thu dồi dào Vitamin B, C và
Kẽm, và giảm áp lực tâm lý. Bất cứ vết
loét miệng nào kéo dài hơn 14 ngày đều
nên đi nha sĩ khám bởi lẽ chúng có thể
trở thành ác tính.
-Hơi thở hôi
(Miệng hôi)
-Nguyên nhân do bệnh nướu răng, sâu
răng, miệng khô, bệnh đường ruột, vệ sinh răng không kỹ, vi khuẩn hoạt động
mạnh trên lưỡi, viêm xoang mũi hoặc
một số bệnh khác (viêm phế quản
v.v.).
-Giữ gìn vệ sinh răng miệng, chà sạch
lưỡi (đặc biệt là phần cuối của lưỡi),uống thật nhiều chất lỏng, làm vệ sinh miệng sau khi ăn/uống sản phẩm làm từ sữa, nhai kẹo cao su không đường và ăn trái cây và rau quả tươi.
-Răng bị
xói mòn
-Nguyên nhân do tiêu thụ thức ăn và
thức uống có nhiều axít, thức uống và
thuốc men có nhiều đường trong thời
gian dài và chứng ói hay ợ chua nhiều
lần. Răng dễ bị ê và đau, có vẻ ngắn
đi và có đốm vàng ngoài những chỗ bị
mẻ răng.
-Sử dụng ống hút khi uống thức uống
ngọt hoặc có axít, cắt trái cây thành
miếng nhỏ, thuốc men không có đường,
chỉ ăn thực phẩm ngọt một lần trong
ngày, uống nước máy (vòi) giữa các
bữa ăn, nhai kẹo cao su không đường,
ăn qua loa bằng những thực phẩm làm
từ sữa, dùng bàn chải đánh răng mềm
với kem đánh răng có chất flo và
thường xuyên đi khám răng.
-Khô Miệng -Là phản ứng phụ của một số thuốc
men, liệu pháp xạ trị, hóa trị, hút thuốc,
dây thần kinh bị tổn hại và những
chứng bệnh như bệnh tiểu đường. Từ
đó nói và nuốt khó, ngủ không thẳng
giấc, đau cổ họng/miệng và hơi thở
hôi.
-Có thể ngăn chặn được bằng cách xem
xét lại các thuốc men, sử dụng các sản
phẩm dành cho ‘miệng khô' (thí dụ như
biotene), kiềm chế bệnh tiểu đường,
uống thêm nước và giảm bớt lượng
cafêin và hút thuốc.

(health)