Bệnh thời sự

Phát hiện sớm và xử trí đúng sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue ở tuyến cơ sở

  • Nhiễm vi rút Dengue có thể nhẹ không triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng biểu hiện sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) được đặc trưng bởi hiện tượng thất thoát huyết tương dẫn đến sốc giảm thể tích và rối loạn đông máu gây ra xuất huyết. Sốc giảm thể tích và xuất huyết là nguyên nhân chính gây tử vong trong SXH Dengue nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng.
  • Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, 70% trường hợp SXH Dengue xảy ra ở trẻ em (£ 15 tuổi), trong đó trẻ nhũ nhi (1- 11 tháng tuổi) chiếm khoảng 5- 8%, còn người lớn (> 15 tuổi) chiếm khoảng 30% trường hợp.
  • Bệnh SXH Dengue là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ em. Giảm tỉ lệ tử vong do SXH Dengue là một mục tiêu quan trọng trong chương trình SXH quốc gia.

Tuyến y tế cơ sở (trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực) đóng vai trò quan trọng trong phát hiện sớm và xử trí đúng các trường hợp SXH Dengue sớm giúp giảm tỉ lệ tử vong của bệnh này. Toàn bộ nhân viên của tuyến y tế cơ sở, các y bác sĩ hành nghề y dược tư nhân ở địa phương, nhân viên sức khỏe cộng đồng phải được huấn luyện về các dấu hiệu của bệnh SXH Dengue và phác đồ xử trí SXH dành cho tuyến cơ sở. Công tác huấn luyện này do y tế tuyến trên như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, chương trình SXH quốc gia đảm nhiệm.

2. DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

2.1. Dấu hiệu lâm sàng sốt Dengue:

Bệnh nhân sốt 2- 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

· Đau đầu.

· Đau sau hốc mắt.

· Đau cơ/ đau khớp

· Rash da

· Buồn nôn và nôn.

· Xuất huyết (dấu dây thắt dương tính hoặc xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh).

· Thử máu có bạch cầu giảm.

2.2. Dấu hiệu lâm sàng SXH Dengue:

· Sốt cao: đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày.

· Xuất huyết:

- Dấu dây thắt dương tính.

- Chấm xuất huyết dưới da, vết xuất huyết, bầm chỗ chích.

- Chảy máu mũi, chảy máu nướu răng.

- Ói ra máu, tiêu ra máu.

· Gan to.

· Sốc (trụy mạch): thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện bởi trẻ bứt rứt, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhẹ và huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu £ 20 mm Hg) hoặc huyết áp tụt; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp.

· Thử máu bệnh nhân có cô đặc máu (Dung tích hồng cầu (Hct) tăng ³ 20% giá trị bình thường) và tiểu cầu giảm £ 100.000/mm3.

3. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SỐT DENGUE/SXH DENGUE Ở TUYẾN CƠ SỞ

  • Phác đồ xử trí Sốt Dengue/SXH Dengue ở tuyến cơ sở được biên soạn theo chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI) của Tổ chức y tế thế giới và hướng dẫn chẩn đoán, xử trí sốt Dengue/ SXH Dengue của Bộ Y Tế.

Trẻ (1 tháng - 15 tuổi) sốt cao đột ngột, liên tục trong 2 - 7 ngày được đánh giá, phân loại và xử trí theo phác đồ sau:

Đánh giá

Phân loại

Xử trí

* Tay chân lạnh, ẩm, 

* Mạch nhanh nhẹ, hoặc không bắt được;
huyết áp kẹp, hoặc không đo được.


SỐC SXH

· TTM Ringer’s Lactate hoặc Normal saline.

· Chuyển gấp đến bệnh viện.

* Kích thích, bứt rứt, hoặc

* Ói nhiều, hoặc

* Gan to, đau bụng, hoặc

* Chảy máu mũi hoặc chân răng, hoặc

* Ói máu hoặc tiêu ra máu, hoặc

* Chấm xuất huyết dưới da, hoặc

* Dấu dây thắt dương tính.

SXH CÓ THỂ NẶNG

· Chuyển gấp đến bệnh viện.

* Không có các dấu hiệu trên và không có nguyên nhân nhiễm trùng khác gây sốt


SỐT DENGUE HOẶC NHIỄM SIÊU VI

KHÁC

· Cho Paracetamol nếu trẻ sốt > 38o 5C

· Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc tại nhà

· Hướng dẫn dấu hiệu nặng cần nhập viện ngay.

· Theo dõi đánh giá lại mỗi ngày cho đến khi hết sốt liên tục 2 ngày.

Nhân viên Trạm y tế, các thầy thuốc tư nhân, nhân viên sức khỏe cộng đồng nên sử dụng phác đồ này để đánh giá, phân loại và xử trí trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên có triệu chứng sốt cao từ 2- 7 ngày:

1. Bắt đầu với ô trên cùng của phác đồ. Đánh giá xem trẻ có dấu hiệu chân tay lạnh, ẩm và mạch nhanh nhẹ, hoặc không bắt được; huyết áp kẹp hoặc không đo được không?

1.1. Nếu trẻ CÓ các dấu hiệu này à Đánh giá trẻ này bị SỐC SXH.

Xử trí:

- Nếu tuyến y tế cơ sở có thể chích vein truyền dịch tĩnh mạch được thì truyền Lactate Ringer hoặc Normal saline (NaCl 0,9 %) với liều 15-20ml/kg/giờ và chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

- Nếu tuyến y tế cơ sở không có khả năng truyền dịch thì chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện để được truyền dịch chống sốc.

1.2. Nếu trẻ KHÔNG các dấu hiệu này à Xem tiếp các dấu hiệu ở ô kế tiếp bên dưới.

2. Đánh giá xem trẻ có một trong các dấu hiệu như kích thích, bứt rứt, hoặc ói nhiều, hoặc gan to, đau bụng, hoặc chảy máu mũi hoặc chân răng, hoặc ói máu hoặc tiêu ra máu, hoặc chấm xuất huyết dưới da, hoặc dấu dây thắt dương tính.

2.1. Nếu trẻ CÓ một trong các dấu hiệu này à Đánh giá trẻ này bị SXH CÓ THỂ NẶNG.

Xử trí: Chuyển gấp đến bệnh viện.

2.2. Nếu trẻ KHÔNG có một dấu hiệu nào à Xem tiếp các dấu hiệu ở ô kế tiếp bên dưới.

3. Nếu trẻ không có các triệu chứng trên và không tìm thấy nguyên nhân nhiễm trùng khác gây sốt à Đánh giá trẻ này SỐT DENGUE HOẶC NHIỄM SIÊU VI KHÁC.

Xử trí:

- Cho thuốc hạ sốt paracetamol 10 - 15mg/kg/lần, 4 - 6 lần mỗi ngày

(tối đa£60ml/kg/24 giờ).

- Dặn dò bà mẹ cách chăm sóc cho trẻ tại nhà và các dấu hiệu bệnh trở nặng (trẻ bứt rứt, kích thích; hoặc tay chân lạnh, vả mồ hôi; hoặc ói nhiều, đau bụng; hoặc có dấu hiệu xuất huyết) để đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

- Khám lại trẻ mỗi ngày cho đến khi hết sốt liên tục 2 ngày.

- Nếu sau 7 ngày trẻ vẫn còn sốt cao thường là do các nguyên nhân khác SXH, trẻ phải được chuyển đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị thích hợp.

Hình 1. Lưu đồ truyền dịch trong bệnh nhân sốc SXH Dengue.

Theo các dấu mũi tên. Nếu trả lời "CÓ", theo chiều ngang. Nếu trả lời "KHÔNG", theo chiều đi xuống.

Chẩn đoán sớm, xử trí đúng bệnh SXH ở tuyến cơ sở chắc chắn sẽ giúp giảm tỉ lệ tử vong của bệnh SXH, tạo sự an tâm và tin tưởng cho nhân dân. Điều này giúp cho người dân càng tin tưởng vào y tế cơ sở và tham gia tích cực vào chương trình phòng chống SXH dựa vào cộng đồng do ngành y tế đề ra.

ThS. BS. Nguyễn Thanh Hùng

Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế Việt Nam (2004). Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue.

2. Nguyen Thanh Hung, Pham Ngoc Thanh (2001). Guidelines on Management and Reporting Dengue/Dengue hemorrhagic fever for hospitals and heath centers in the World Health Organization (WHO) Western Pacific Region. (Compiled for WHO Western Pacific Region).

3. World Health Organization (1997). Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention and control. 2 nd edition. Geneva: WHO.

4. World Health Organization and UNICEF (1995). Integrated management of childhood illness - chart book. Geneva: WHO and UNICEF.