Nha khoa tổng quát

Các dị tật bẩm sinh thường thấy vùng RHM

Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt rất nhiều, gần như các dị tật do bẩm sinh ở các vùng khác trên cơ thể đều có hỉện diện trên miệng và hàm mặt. Những biến dạng về xương nói chung đều thể hiện ở vùng xương hàm.

Một vài biến dạng có thể hiện rõ trên vùng hàm mặt:
+Bệnh loạn dưỡng tuyến yên (Tuyến não thùy, pituitary, hypophysis),

  • Bệnh cường tuyến yên ở trẻ em, nếu bệnh phát sinh từ nhỏ, cơ thể của trẻ sẽ bị phát triển quá độ, bệnh nhân sẽ có chiều cao bất thường thành người khổng lồ, tất cả hệ thống xương: xương sọ, xương hàm và tay chân đều lớn và phì đại.

Ngược lại nếu tuyến yên chậm phát triển, cơ thể của người bệnh sẽ trở nên nhỏ bé (dwarf) thành người lùn và xương hàm răng cũng nhỏ bé theo.
+U sợi vùng hàm mặt (Fibrous displasia).

  • Toàn bộ xương sọ và xương hàm dưới có những khối u làm biến dạng : ở những vùng có khối u sợi thường thấy là xương sọ và xương hàm dưới làm biến dạng hộp sọ và khung mặt. X quang vùng đầu cổ có thể chẫn đoán được rõ ràng. Phẫu thuật các vùng có khối u không khó, nhưng khối u nhiều và rải rác, cũng có nhiều nguy cơ tái phát.

+ Bệnh loãng xương do loạn dưỡng chất vôi:

  • Xương hàm bệnh nhân bị rổng và rất dễ gẫy (Bệnh Paget)

+ Răng to bẫm sinh (Macrodontia) và răng nhỏ bẩm sinh ( Micro dontia)

  • Là những bất thường về kích thước của cả bộ răng chứ không phải của riêng một răng, đôi khi có người chỉ to ở răng cửa hoặc chỉ răng nanh to thì không xếp vào loại dị dạng bẩm sinh.Trong trường hợp răng to mà hàm răng cũng to theo và xương hàm to để đủ cho các răng mọc bình thường thì sẽ cân xứng. nhưng nếu xương hàm nhỏ, các răng to sẽ không đủ chỗ mọc gây lệch lạc hàm răng .

Trường hợp răng nhỏ bất thường cũng vậy, ta thường gọi là răng chuột, thường gặp hơn là răng to. Nếu răng nhỏ mà xương hàm to thì các răng mọc sẽ thưa, tuy nhiên nếu xương hàm cũng nhỏ theo thì răng vẫn mọc cân xứng.
Cả hai trường hợp răng to và nhỏ quá mức đều gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
+Lưỡi to bẩm sinh (Macroglossia) :

  • Người có kích thước lưỡi quá to sẽ gặp trở ngại và khó khăn cho việc ăn, nhai, nuốt và phát âm. Trẻ có lưỡi to bẫm sinh sẽ chậm biết nói và nói ngọng trong thời gian đầu, có khi đến lớn mà vẫn còn nói ngọng nghệu. Người có lưỡi to thường nuốt khó, bình thường khi nuốt nước bọt lưỡi có phản xạ co vào, nhưng đối với bệnh nhân có lưỡi to, lưỡi co vào khó hơn đẩy ra, vì vậy mà bệnh nhân sẽ có thói quen đẩy lưỡi.Hậu quả là răng sẽ bị hô, răng chìa ra và khớp cắn hở ở vùng răng cửa. Lưỡi to rất dễ nhận thấy vì đầu lưỡi không nhọn như bình thường, hai bên hông lưỡi có dấu của răng vì lưỡi to lúc nào cũng chèn ép hàm răng khiến cho lưỡi bị răng ép vào lâu ngày sẽ có ngấn in hình răng ở hông lưỡi

+Lưỡi dính (Ankyloglossia) :

  • Thường hay đi với dị tật lưỡi chẽ (Tongue bifurcation) làm cho đầu lưỡi không nhọn mà bị chẻ làm đôi. Thắng lưỡi nằm ở sán miệng, nối sàn miệng với sàn lưỡi và thân lưỡi. Trong trường hợp bệnh nhân có thắng lưỡi to , bám dính vào phía chóp lưỡi và đầu lưỡi, lưỡi bị co kéo cử động của lưỡi bị hạn chế, không còn linh hoạt, đưa ra trước và hai bên rất khó khăn. Bệnh nhân có lưỡi bị dính sẽ khó khăn trong phát âm , giọng nói bị ngọng nghịu và khi nuốt lưỡi co lại khó khăn. Lưỡi có thắng lưỡi dính phải làm phẫu thuật, cắt bỏ thắng lưỡi để giải phóng cho lưỡi, điều quan trọng là phụ huynh phải phát hiện sớm con của mình có dị tật trên và BS RHM khi khám bệnh phải phát hiện được dị tật.

+Lưỡi có rãnh nứt sâu (Fissure tongue):

  • Các rãnh nứt trên lưỡi là bẫm sinh và bình thường. Tuy nhiên có những rãnh nứt quá sâu và nhiều bệnh nhân có lúc phát hiện được thì hay lo lắng, trường hợp nầy vẫn là bình thường, nhưng bệnh nhân cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng tốt, trong khi chải răng cũng nên chú ý chải lưỡi luôn để tránh bị nấm ở lưỡi.

+Lưỡi có lông (Hairy tongue):

  • Do gai lưỡi dài bất thường, gai lưỡi là nơi có thần kinh vị giác, nhận ra các vị ngọt đắn, chua, mặn, trong quá trình ăn nhai, nhiều chất màu trong thức ăn bám vào và nhuộm những gai đó thành màu nâu hay đen giống như đám lông trên lưỡi. Trường lợp nầy cũng là bình thường, tuy nhiên bệnh nhân phải chịu khó chải răng và chải lưỡi kỷ hơn để phòng nấm candida phát triển. Bệnh nhân nên bỏ hút thuốc vì khói thuốc lá sẽ bám vào đám gai lưỡi có màu đen làm khó tẫy rửa hơn.

+Lưỡi bản đồ (geographic tongue):

  • Thường hay gặp trên một số bệnh nhân, đây cũng là những dị tật bẫm sinh, lưỡi có vùng nhẵn không có gai lưỡi có vùng lại nổi lên nhiều gai lưỡi màu trắng, loang lỗ như hình bản đồ. Hình bản đồ trên mặt lưỡi luôn thay đổi hình dạng và vị trí. Bệnh nhân không thấy trở ngại gì với lưỡi dị dạng của mình, nhưng có lúc ăn đồ cay nóng, có thể làm đau rát, nóng đỏ ở vùng lưỡi không có gai

+Lồi xương (Torus, exostose):

  • Lồi xương là những khối u xương lành tính có ở cả 2 hàm răng. Lồi xương là bình thường và có nhiều người bị ,tỷ lệ hiện diện từ 30%-35% trên tổng số bệnh nhân. Lồi xương vùng hàm ếch (Torus palatinus)có tỷ lệ cao hơn lồi xương hàm dưới (Torus mandibularis)

Lồi xương lớn lên cùng với xương hàm, nhưng kích thước lồi xương cũng có giới hạn và ngưng lại chứ không phải càng ngày càng to. Lồi xương có âm thầm và không ảnh hưởng gì đến ăn nhai, vì vậy mà bệnh nhân không biết. Bệnh nhân có khi bất chợt nhìn vào gương và phát hiện mình có một khối u và bệnh nhân sẽ hốt hoảng, nếu được BS RHM tư vấn tốt bệnh nhân sẽ yên tâm vì các lồi xương vẫn là bình thường.
Các lồi xương thường ít gây trở ngại cho bệnh nhân khi ăn nhai, Nếu có thường là chấn thương do ăn những thức ăn cứng va chạm vào niêm mạc chỗ lồi gây nên vết loét. Hoặc do vùng có lồi xương, niêm mạc (Phần mềm) dễ bị kích thích gây vết apth (Apthous ulcer, Mụn loét nóng), vết apth thường làm đau rát , và hay tái phát nhiều lần. Các lồi xương bình thường không cần phẫu thuật nhưng trong trường hợp lồi xương quá to gây trở ngại cho hàm răng giả toàn bộ tháo lắp, nền hàm tựa vào lồi xương có thể gây đau, loét trên niêm mạc vùng đó và làm hàm trên bị rớt vì không có độ hít vào hàm ếch. Nếu hàm giả bị rớt vì các lồi xương (tori) quá to phải được chỉ định phẩu thuật đục bỏ lồi xương.
+Nướu răng nhiễm sắc tố đen: (Pigmented gum).

  • Nướu , lợi thường có màu hồng nhạt đó là bình thường, nhưng ở một số bênh nhân da đen hoặc da vàng sạm ,do có nhiều sắc tố melanin, thường sắc tố nầy hiện trên da thành tàn nhan, nhưng đôi khi lại tụ ở vùng nướu răng, nhất là ở các răng cửa trên, khi bệnh nhân cười sẽ lộ ra vùng nướu có sắc tố màu đen rãi rác thành từng đốm làm mất thẫm mỹ khuôn mặt, nhất là nếu hàm răng ở những bệnh nhân chưa cười mà nướu đã bị lộ . Do bẫm sinh và tự nhiên nên rất khó tẩy cho nướu trở lại bình thường. Hiện nay các thẫm mỹ viện thường có quảng cáo tẩy trắng vết đen trên nướu bằng tia laser, nhưng kết quả vẫn chưa thỏa mãn và đạt yêu cầu.
+Răng dị dạng Hutchison hay răng nanh nhọn dị dạng và răng hàm hình bánh trung thu:
  • Đây là dị dạng trên răng vĩnh viễn có nguồn gốc bẫm sinh do vi khuẩn bệnh giang mai (treponema palidium, syphilis). Ở những bà mẹ mắc bệnh giang mai, vi khuẩn gây bệnh giang mai xâm nhập vào các tuần lễ đầu của bào thai.

Khi bé mới sinh ra có thể trong máu không còn vi khuẫn bệnh giang mai nữa, nhưng sang thương gây nên bởi vi khuẫn nầy làm ảnh hưởng đến mầm răng khiến cho mặt nhai răng hàm 6 tuổi có múi rãnh bất thường gọi là strawberry molar, răng hàm có hình dáng vuông vuông như bánh trung thu. Đồng thời với răng hàm, răng nanh cũng bị dị dạng, cong thắt lại ở giữa và đầu nhọn.
+Răng khuyết men bẩm sinh hay bị thiểu sản men (Amelo imperfecta):

  • Đây là bệnh bẩm sinh của men răng, toàn bộ các men răng không có nên ngà răng bên trong sẽ lộ ra, hình dáng của từng răng bị biến dạng, mặt răng không bóng láng vì không có men che chở, ngà răng màu váng bị lộ ra lâu ngày nhiễm thêm màu nâu, mặt các răng bị dơ khó chải sạch và rất ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc chua. Răng không có men che chở cũng rất dễ bị sâu răng và dễ bị hủy hoại vì cấu trúc ngà cũng yếu hơn bình thường.

Chúng ta cũng biết men răng là phần cứng nhất trong cơ thể, men răng bảo vệ cho ngà bên trong. Răng bị khuyết men bẩm sinh không chữa được, muốn làm đẹp và bảo vệ răng lâu dài thì nên làm mão sứ để bọc lại vừa đẹp lại chắc chắn, hàm răng sẽ không bị mòn. Trám đấp mặt thẩm mỹ có thể tạm thời che lớp ngà lại, nhưng màu sắc không đẹp, dễ bị đổi màu, mắt răng sau khi trám sẽ dầy lên khó đạt yêu cầu về thẩm mỹ
+Ngà răng thiểu sản bẩm sinh (Dentino imperfecta):

  • Răng không có ngà nên sẽ trong suốt và có màu xám chứ không có màu vàng ngà như bình thường. Bệnh nhân có răng bị thiểu sản ngà cũng giống như thiểu sản men sẽ mặc cảm với hàm răng mất thẩm mỹ của mình và khi răng bị sâu, không có ngà bên trong nâng đở thì mô răng rất dễ bị phá hủy, hàm răng bệnh nhân dễ bị còi cọc, mất sức nhai. Để tái tạo thẩm mỹ và chức năng nhai cho răng, bệnh nhân nên được làm răng sứ để phủ lên cho thẩm mỹ và để bảo vệ duy trì được độ bền vững của răng trên hàm.

+Răng dư bẩm sinh (Mesiodent):

  • Do bất thường từ mầm răng. Răng dư rất thường gặp nhất là ở vùng răng cửa giữa nên mới gọi là mesio, răng dư thường nhỏ và hơi dị dạng nằm chen lẫn giữa các răng. Răng dư thường gặp là răng số 1bis, răng số 4bis, rất hiếm có răng cối lớn (răng hàm) bị dư. Răng dư thường mọc lệch hoặc chen chúc nhau trên hàm, nếu muốn chỉnh răng phải nhổ bớt các răng dư.

+Thiếu răng bẩm sinh :

  • Không giống như răng dư thường tập trung ở một số răng, răng bị thiếu thường gặp ở tất cả các răng, răng thiếu nhiều nhất là răng khôn hay răng cùng (Tỷ lệ 30-35%). Còn lại tất cả các răng đều có thể thiếu. Vì không có mầm răng vĩnh viễn nên có thể răng sữa không rụng đi mà sẽ tồn tại lâu hơn. Có nhiều trường hợp do thiếu mầm răng vĩnh viễn bên dưới nên răng sữa không bị lung lay vì chân răng sữa không bị tiêu nên vẫn đứng vững trên hàm. Đôi khi răng sữa ngay chổ răng vĩnh viễn mọc thiếu vẫn không rụng cho đến tuổi trưởng thành hoặc có khi bệnh nhân đến 35 tuổi mà vẫn còn răng sữa.

Răng mọc thiếu không ảnh hưởng lắm đối với hàm răng và sự ăn nhai. Nhưng có thể làm thưa răng nếu thiếu nhiều.

+Không có răng bẩm sinh (Anodontia):

  • Bệnh nầy rất hiếm thấy, bệnh nhân hoàn toàn không có mầm răng ngay từ lúc mới sinh không có răng hoàn toàn .
(Bs.Trần Ngọc Đĩnh-NK212)