Bệnh thời sự
Cúm (A/H1N1): Một số vấn đề cần biết thêm
- Hôm 11/6 vừa qua, Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) công bố nâng mức cảnh báo dịch của cúm(AH1N1) lên cấp 6 - mức cảnh báo đại dịch trên toàn cầu. Quyết định này của WHO nhằm phản ảnh tình hình thực tế dịch bệnh đang bùng phát và lây lan rộng rãi trên nhiều quốc gia và nhiều vùng của thế giới chứ không nhằm nói lên mức nguy hiểm trầm trọng của bệnh.
2. Người dân nên làm gì trước tình hình này ?
- Người dân nên thường xuyên theo dõi những thông tin hướng dẫn và cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện tích cực và đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành y tế trong đời sống hằng ngày.
3. Tổ chức sức khỏe thế giới và Bộ Y tế Việt Nam có khuyến cáo hạn chế việc đi lại hay không?
- Cho đến nay Tổ chức sức khỏe thế giới, Bộ Y tế Việt Nam không có khuyến cáo hạn chế việc đi lại . Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng bệnh cho cộng đồng, người dân cần lưu ý:
· Nếu bản thân cảm thấy không được khỏe hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ bị cúm thì nên chủ động hủy bỏ hoặc hoãn các chuyến đi.
· Nếu thấy mình có những biểu hiện nghi ngờ bị cúm (sốt cao, đau họng, mệt mỏi...) sau chuyến đi xa về thì nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, kịp thời.
· Tích cực thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của ngành y tế trong đời sống hàng ngày và trong lúc đi xa.
4. Nếu nghi ngờ bị cúm (AH1N1), người dân có nên tự ý uống thuốc kháng vi-rút (Tamiflu) để điều trị hoặc dự phòng hay không?
- Vi-rút cúm (AH1N1)là một chủng vi-rút mới , kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm điều trị của con người đối với loại vi-rút này hiện vẫn còn hạn chế. Để tránh xảy ra tình trạng vi-rút kháng thuốc, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng vi-rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Trong hoàn cảnh hiện nay, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ mình bị cúm, người dân nên đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị thích hợp, đúng đắn.
5. Bệnh cúm A/H1N1 có gây nên những biến chứng nguy hiểm với phụ nữ mang thai như bệnh cúm mùa hay không?
- Phụ nữ mang thai khi bị cúm mùa có thể bị biến chứng đẻ non, viêm phổi nặng. Bệnh cúm A/H1N1 do một chủng vi-rút mới gây nên, hiện tại vẫn chưa rõ những biến chứng của bệnh đối với phụ nữ mang thai. Tuy vậy phụ nữ mang thai là những cơ địa rất dễ bị nhiễm cúm A(H1N1) vì thế cần chú ý giữ gìn sức khỏe, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh và đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
6. Phụ nữ đang cho con bú nếu bị cúm A(H1N1) có nên tiếp tục cho con bú hay không?
- Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ , giúp cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng.Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường hoặc ít bị cúm hoặc bị cúm nhẹ hơn các trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ bị cúm mà vẫn còn khỏe , vẫn có thể cho con bú được thì nên tiếp tục cho trẻ bú ( kể cả khi người mẹ đang dùng thuốc điều trị cúm (AH1N1) ), nhưng cần lưu ý :
+Tránh ho, hắt hơi vào mặt trẻ .
+Mang khẩu trang khi cho trẻ bú.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước, nhất là trước mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
BS VĨNH THU TRANG (THEO WHO VÀ CDC - HOA Kỳ)medicnet