Bệnh liên quan vùng miệng

Sứt môi và khe hở hàm ếch : (Cleft lip and cleft palate)


Di tật sứt môi và khe hở hàm ếch rất thường gặp, tỷ lệ 1,5 đến 2 phần 1000. Như vậy nếu TP HCM mỗi năm có 100.000 đứa bé chào đời thì sẽ có khoảng 200 trẻ bị sứt môi và khe hở hàm ếch.
  • Nguyên nhân gây dị tật sứt môi chưa rõ, không có yếu tố di truyền, nhưng rối loạn về sinh học, do dùng thuốc an thần và thần kinh tâm lý lúc bà mẹ mang thai là yếu tố chính gây nên dị tật . Ngày trước người ta thường đổ lỗi cho bệnh giang mai, nhưng khoa học đã kiểm chứng không phải do vi khuẫn.
  • Dị tật sứt môi có thể có tỷ lệ cao hơn ở vùng bị nhiễm độc chất dioxin (Chất độc màu da cam), nhưng cũng không có gì chứng minh được điều đó, bởi lẽ tỷ lệ sứt môi của VN và các nước trên thế giới đều gần như nhau.
  • Có một điều chắc chắn là sự căng thẳng thần kinh (stress) của bà mẹ trong những ngày đầu tiên của bào thai đã ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi. Thuốc an thần, sự lo âu hay sợ hãi của bà mẹ trong những ngày đầu tiên của bào thai cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn về sinh học tạo nên dị tật. Trong những năm 1957-1958 của thế kỷ trước, thuốc an thần thalidomide đã gây nên nhiều quái thai khiến cho thế giới phải giật mình. Từ đó đến nay loại thuốc nầy đã bị cấm. Rất nhiều thuốc Tây y hay Đông y đều cấm người mang thai sử dụng. Nhưng cái khó là rối loạn xảy ra ở 2 tuần lễ đầu tiên của bào thai, nên quá sớm cho bà mẹ biết mình đã mang thai, vì vậy nếu bà mẹ đã lỡ uống thuốc rồi cũng không ngăn kịp rối loạn
  • Khe hở hàm ếch thường đi kèm với sứt môi vì rối loạn xảy ra ở 2 đến 4 tuần lễ đầu tiên của bào thai, 2 nửa phần của bào thai ráp với nhau không trọn vẹn gây nên khe hở ở xương hàm trên, đó là khe hở hàm ếch, còn sứt môi cũng do sự ráp nối nửa chừng và có khe hở. Cũng vì lý do đó mà chúng ta chỉ thấy sứt môi trên chứ không thấy sứt môi dưới.

*Tóm lại nguyên nhân gây nên sứt môi vẫn chưa rõ ở từng trường hợp nhưng có thể xem dị tật nầy gây ra có sự kết hợp của nhiều yếu tố:
-Yếu tố di truyền: rất hiếm, và gần như không phải do di truyền
-Do rối loạn thần kinh tâm lý của bà mẹ lúc mang thai: bị stress, bị chấn động thần kinh, trầm cảm, mất ngủ
- Suy dinh dưỡng: do bà mẹ ăn quá ít, hoặc ăn không được nhiều xảy ra lúc mới thụ thai.
-Do dùng thuốc an thần, thuốc ảnh hưởng đến thai
-Do môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bậm, hóa chất, phóng xạ, chất độc màu da cam (dioxin)

  • Ở các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, phẫu thuật tạo hình (pastic surgery) cho trẻ bị dị tật sứt môi được thực hiện sớm, ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sau khi sanh vì điều kiện thể chất của đứa bé tốt. Ở VN thường trẻ được phẫu thuật sứt môi lần đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 . Phẫu thuật sớm sẽ đem lại sự lành thương tốt, sau nầy môi của trẻ sẽ thấy ít sẹo và có thẩm mỹ hơn là đợi đến lớn mới làm phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình cho khe hở hàm ếch khó hơn nên phải để trễ, nhưng cũng nên trước tuổi bé đi học (6 tuổi trở lên) vì muốn tránh cho bé khỏi giọng nói ngọng do hở hàm ếch. Những khe hở quá lớn và khó, có khi cần phải làm phẫu thuật tạo hình nhiều lần cho đến khi bé trưởng thành. Sau khi đã tạo hình hàm ếch, khâu lại chỗ nứt, nên có chuyên viên về phát âm để dạy cho trẻ nhanh chóng nói đúng giọng.
(BS.Trần Nhọc Đĩnh-NK212)