Chỉnh hình răng hàm mặt

MÚT NGÓN TAY-NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Khi nghiên cứu các thói quen răng miệng có lẽ mút tay là ý tưởng được nghĩ đến đầu tiên. Các tranh luận về vai trò gây rắc rối khớp cắn của mút ngón tay vẫn còn mạnh mẽ và có lẽ trong tương lai gần vẫn chưa chấm dứt dù có nhiều nghiên cứu xuất sắc phát họa ra những hậu quả của mút ngón tay.

Quan sát từ khi còn là bào thai, người ta thấy có các sự co của cơ miệng.

- Ngay sau khi sinh ra, phản xạ nuốt được hình thành, đây là kiểu phản xạ của chức năng cơ và thần kinh ( bên cạnh phản xạ bám víu). Phản xạ nuốt và bám víu đều giúp trẻ em phát triển và có ảnh hưởng đến sự định hướng ban đầu ở trẻ. Tuy nhiên, nhờ phản xạ nuốt mà đứa trẻ được no bụng, chính vì vậy mà phản xạ nuốt sẽ phát triển trội hơn phản xạ bám.

- Khi bắt đầu nghe và thấy, trẻ sẽ cố gắng tiến đến gần vật nghe và thấy, rồi cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay. Mặc dù lúc ấy cử động tay và chân còn kém, nhưng đứa trẻ sẽ cố gắng giữ tất cả mọi vật trong miệng cho đến khi đã nếm và liếm xong, tức là khi đã có cảm giác ở miệng. Vật ngon trẻ sẽ ăn và nếu vật dở trẻ sẽ phun ra, nhăn mặt và quay đi nơi khác.
- Việc cho vật vào miệng không những có thể làm mất cảm giác đói, mà còn giúp trẻ biết được vật đó ngon hay dở.

  • Kinh nghiệm cho trẻ biết, các vật cho vào miệng( nhất là vật mền và ấm) sẽ đi kèm với thức ăn và sự thoải mái dễ chịu.
  • Chính từ kinh nghiệm đó, khi đói hay khi bất an, khó chịu. trẻ sẽ đút ngón tay vào miệng.
  • Ngón tay đưa vào miệng dù không đưa lại thức ăn nóng, nhưng nó có thể thay thế cho người mẹ, giúp cho trẻ có một vật gì đó để bám vào và cho vào miệng...Vì thế một số tác giả đã cho rằng, mút ngón tay là một trong những dấu hiệu sớm nhất của sự tách rời( hay độc lập) với mẹ của trẻ.
  • Mút ngón tay hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên con số này giảm nhanh và lúc 6 tuổi chỉ còn 15-20%. Từ 9-14 tuổi còn ít hơn 5%.
  • Trong nhiều năm, có nhiều giả thuyết ra đời giải thích nguyên nhân của tật mút tay.Có lẽ một trong những lý thuyết vẫn nhất là giả thuyết về các dạng mút ngón tay khác nhau ở các nhóm tuổi, khác nhau về các nhu cầu vật chất, sinh lý và tâm lý. Thế nhưng người ta không biết chắc chắn được nguyên nhân nào gây mút tay.
  • Các nghiên cứu cho rằng những lý luận đã xuất hiện và được chấp nhận trong quá khứ là không có giá trị. Không có tương quan có ý nghĩa nào giữa thời gian cho ăn và nhu cầu mút ngón tay hay việc nuôi con bằng sữa bình hay sữa mẹ.
  • Tuy nhiên tất cả đều chấp nhận rằng mút tay giúp cho trẻ thỏa mãn những nhu cầu tình cảm đặc biệt vào cuối thời thơ ấu. Thường xảy ra khi trẻ không được no bụng và thường gặp ở trẻ bị bỏ quên, không được mẹ yêu thương và chăm sóc đầy đủ.

Ảnh hưởng của thói quen trên răng hàm

  • Hầu như các trẻ em có thói quen mút tay kéo dài đều đưa đến tình trạng sai khớp cắn. Nói chung mút tay trong thời kì răng sữa không có ảnh hưởng lâu dài đến hàm răng.
  • Nha sĩ phải chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát và điều trị trẻ mút tay dù yếu tố cơ bản của thói quen là từ tâm lý.
  • 2 nguyên nhân chính khiến các bậc cha mẹ trở nên quá lo lắng khi con mình mút tay:

- Xã hội không chấp nhận.
- Bố mẹ nghĩ rằng thói quen này sẽ khiến răng mọc lộn xộn, xấu xí.

  • Do lo lắng quá mức, nói chung các bậc cha mẹ không muốn chấp nhận mút tay là một thói quen bình thường ở trẻ( từ lúc mới sinh đến đầu thời thơ ấu)

• Nha sĩ chỉ nên nhắc bố mẹ đừng quá lo lắng vì lệch lạc khớp cắn chỉ xuất hiện với một tỉ lệ rất nhỏ ở những trẻ vẫn còn kéo dài tật mút tay đến cuối thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên, còn đa số trẻ không kéo dài thói quen này thì không bị ảnh hưởng nào xấu.
• Các bậc cha mẹ cần biết rằng phần lớn trẻ đều ngưng mút tay 4-5 tuổi, ngay trước khi mọc các răng cửa vĩnh viễn hàm trên. Nếu ngưng thói quen vào lúc này thì không ảnh hưởng gì đến việc mọc và sắp xếp các răng vĩnh viễn do đó không cần điều trị gì cả.
• Nếu thói quen vẫn kéo dài đến thời kì mọc răng cửa vĩnh viễn hàm trên sẽ gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc sắp xếp răng hoặc cả hai. Với các biểu hiện: răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở vùng răng trước, hẹp cung răng trên( cung răng có hình chữ v).

• Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng xuất, thời gian và cường độ của thói quen, bất cứ yếu tố nào trong số các yếu tố này cũng đều có thể gây nên những hậu quả riêng của nó.

  • Răng di chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tác động của thói quen. Nếu trẻ mút tay với áp lực mạnh nhưng không liên tục và thời gian không đủ lâu thì các răng di chuyển ít. Ngược lại trẻ mút tay với áp lực nhẹ nhưng kéo dài hơn 6 giờ/ ngày, đặc biệt là những trẻ mút tay suốt đêm, sẽ bị sai khớp cắn trầm trọng.

• Nếu trẻ ngưng mút ngón tay lúc 8-10 tuổi thì bất cứ hậu quả nào cũng đều có thể tự điều chỉnh được. Bố mẹ của trẻ cần biết rằng mút tay không gây ra sai khớp cắn hạng II thật sự. Tệ nhất là có thể làm biến dạng xương ổ và lệch các răng liên quan đến ngón tay mút. Thường thường, các mức độ lệch lạc khớp cắn chỉ là lệch răng một ít và chậm mọc răng, những vấn đề này có thể tự điều chỉnh lại được.
• Nên giải thích cẩn thận cho bố mẹ của trẻ rằng mút tay làm nghiêng răng cửa trước trên vì ngón tay mút tạo áp lực lên răng liên quan. Thế nhưng, ở những trẻ có khớp cắn hạng II, dù không mút tay vẫn có cắn chìa rõ rệt.
• Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ khi mút, các răng sẽ di chuyển:
- Răng trên mọc nghiêng phía môi, làm thưa các răng.
- Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
- Tăng độ cắn chìa và cắn hở.
- Có tác giả cho rằng do cơ má ép lại khi mút, tạo áp lực làm vùng răng cối hàm trên bị đẩy về phía lưỡi, gây cắn chéo răng sau ở cả hai bên.
- Các răng cửa trên nghiêng nhiều về phía môi khiến chúng dễ gẫy khi chạm phải.
- Cắn hở có thể đưa đến việc đẩy lưỡi ra phía trước hay phát âm khó khăn.
- Do sự co của cơ cằm, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa trên khi nuốt, càng làm tăng độ cắn chìa và các răng cửa trên càng bị nghiêng về phía trước.

  • Tuy nhiên, một trẻ vừa có khớp cắn hạng II chi 1 vừa có thói quen mút ngón tay. Chớ không phải mút ngón tay đưa đến khớp cắn hạng II. Ở đây cần lưu ý yếu tố di truyền.

Khám thấy ngón tay bị mút to hẳn ra, dẹp và ướt giúp nha sĩ khẳng định thói quen này mà không phải hỏi trẻ.

(nhakhoathammy.com.vn)