Bệnh liên quan vùng miệng

TÌM HIỂU NHANH VỀ BỆNH QUAI BỊ

Bệnh quai bị là nhiễm trùng từ trong các tuyến nước bọt. Virus (siêu vi trùng) là nguyên nhân gây nên bệnh quai bị. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng. Sau 14-18 ngày bệnh sẽ khởi phát, và sau thời gian đó bệnh sẽ thể hiện ra ngoài và có thể lây sang cho người khác . Hầu hết đều xảy ra ở trẻ em khoảng 10-15 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh quai bị là gì?

Những triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu.

Bệnh nhân bị quai bị có thể bị :

* Đau và sưng ở 1 bên hoặc cả 2 bên cổ, ở trước lỗ tai và góc hàm.

* Khó nuốt hoặc khó nói chuyện.

* Sốt

* Phát ban.

Tuy nhiên khoảng ½ trong số những người bệnh quai bị lại không có bất kì các triệu chứng nào kể trên.

Các xét nghiệm nào là cần thiết?

Các bác sĩ điều trị có thể cho làm các xét nghiệm bệnh quai bị thông qua mẫu quệt họng, mẫu nước tiểu, hoặc xét nghiệm trên da. Đôi khi có thể cho thử máu.

Các phương pháp điều trị nào là cần thiết?

Khi có sốt và đau nhức cho uống Acetaminophen để làm giảm các triệu chứng đó. Bệnh này thông thường diễn tiến theo quy luật của chính nó. Cơn sốt thường thì giảm đi sau 3-4 ngày. Các chỗ sưng lên và đau nhức thì sẽ biến mất sau 7 ngày.

Các việc nên làm khi gặp phải bệnh quai bị :

* Nên sử dụng thuốc acetaminophen. Không nên dùng Aspirin cho trẻ em mắc bệnh quai bị. Aspirin có thể làm cho bệnh nghiêm trọng hơn .

* Uống thật nhiều nước hoặc các loại nước trái cây để bù nước (bù dịch).

* Nên ở nhà để tránh lây nhiễm sang cho người khác.

* Nếu là bé trai bị mắc bệnh quai bị, thường sẽ bị đau nhức ở bìu. Để làm giảm đau nhức ở bìu nên để bé trai nằm thẳng để bìu được nâng lên. Trong tư thế nằm, tinh hoàn 2 bên sẽ được nâng và làm chỗ dựa nâng đỡ cho cả bìu.

* Có thể sử dụng túi lạnh chườm vào vùng bìu và cũng làm giảm cơn đau nhức.

* Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau nhức, sưng ở cổ , và sốt mà không thuyên giảm trong vòng 7 ngày.

* Nên đi đến Bác sĩ khi có các triệu chứng đặc biệt như ói liên tục hoặc trông rất nặng.

Các việc làm nên tránh :

* Không được quên theo dõi và tái khám.

* Nên đến ngay Bác sĩ, không để bé ở nhà nếu như bé có dấu hiệu cứng cổ hoặc đau đầu nặng.

Thời gian hồi phục :

- Bệnh quai bị thông thường là bệnh rất nhẹ ở trẻ em.

- Hầu hết các trường hợp đều hồi phục sau vài ngày. Cơn sốt sẽ giảm sau 3-4 ngày và các chỗ sưng và đau nhức sẽ giảm sau khoảng 1 tuần.

- Tuy nhiên có một vài trường hợp xảy ra ở người trưởng thành phức tạp hơn ở trẻ em.

- Thỉnh thoảng đôi lúc mất thính giác tạm thời.

- Ở những trẻ nam ở độ tuổi dậy thì và những người lớn, tinh hoàn có thể sẽ bị sưng lên và viêm tinh hoàn. Kèm theo sự viêm tinh hoàn là cảm giác rát, khó chịu.

- Ở trẻ nữ ở độ tuổi dậy thì, buồng trứng có thể sẽ bị sưng lên và gây rát, gây khó chịu (chứng viêm buồng trứng), hoặc có thể bị sưng và đau ngực.

- Bệnh quai bị còn là nguyên nhân khiến cho các cơ quan khác bị sưng lên và có cảm giác khó chịu. Tuyến tụy, màng não , tim , các khớp cũng có thể bị sưng lên và gây cảm giác khó chịu.

Chúng ta có thể làm những gì để ngưng các điều trên xảy ra??

- Tin tốt lành đối với những người đã bệnh quai bị là bệnh chỉ xảy ra 1 lần và không bao giờ mắc lại.

CN. Nguyen Phuoc Tai - Khoa Vi Sinh-BVNĐ2(dịch từ:Centers for Disease Control and Prevention (www.cdc.gov)