Nha khoa trẻ em

CHĂM SÓC TRẺ CHẬM NÓI


1. Sự phát triển ngôn ngữ

  • Khi mới sinh ra trẻ đã bắt đầu giao tiếp với thế giới xung quanh ngoài bởi tiếng khóc.
  • Nó đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong đời sống trẻ, chuyển từ sống trong môi trường nước ở tử cung sang cuộc sống bên ngoài và bắt đầu thở bằng phổi để sống. sau 1 tháng tuổi trẻ bắt đầu nhận biết giọng nói và bắt đầu có những phản ứng khác nhau với những âm thanh khác nhau. Từ 3-6 tháng trẻ bắt đầu ê-a, phì phèo nước bọt khi bé vui sướng và bắt đầu biết hóng chuyện.Từ 6 tháng bắt đầu bập bẹ những âm thanh có thể chưa rõ từ. Trong giai đoạn từ 8-14 tháng trẻ bắt đầu hiểu được một số từ đầu tiên, biết sử dụng ngón tay trỏ, khoanh tay "ạ".v..v...
  • Hầu hết trẻ em bắt đầu nói đươc từ đơn sau 14 tháng, nhưng cũng có những trường hợp trẻ nói sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào điều kiện mội trường giáo dục cũng như đặc tính gia đình và bản thân trẻ. Đến 2 tuổi thì trẻ có thể nói được câu 2 từ và khi 3 tuổi trẻ có thể giao tiếp với những câu nói đơn giản.
  • Khi chúng ta nuổi dạy trẻ nên nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi bé yêu của chúng ta có những biểu hiện sau đây thì nên đưa trẻ đến khám tại bác sĩ nhi để phát hiện sớm các vấn đề của trẻ để có hướng can thiệp kịp thời. các biểu hiện như sau:

• Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng

• Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng

• Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng

• Không cười tự phát lúc 6 tháng

• Không bập bẹ lúc 8 tháng

• Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi

• Không nói một câu đơn giản khi bé 3 tuổi

• Không giao tiếp như người lớn khi bé 5-6 tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm nói như: bệnh lý cơ thể ảnh hưởng đến các giác quan hay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các nguyên nhân tâm lý, môi trường giáo dục. Chính vì vậy khi trẻ có những vần đề nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây chậm nói của con chúng ta. Từ đó có những hướng can thiệp kịp thời.

2.Chăm sóc trẻ chậm nói

  • Chúng ta nên biết rằng giai đoạn từ 0-3 tuổi, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, trẻ cần được tiếp xúc nhiều với người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ. Thông qua các trò chơi, cha mẹ và người thân trong gia đình có thể dạy trẻ rất nhiều điều: từ ngôn ngữ, khả năng nhận thức tư duy và phát triển trí tuệ. Qua các trò chơi trẻ sẽ được kích thích phát triển các giác quan và các giác lại rất quan trong trong quá trình phát triển của trẻ.

3.Một số điếu cần lưu ý giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

-Khả năng năng tập trung chú ý: chúng ta hãy giúp trẻ chú ý đến người và vật xung quanh, từ khi trẻ có cái nhìn đầu tiên thông qua các trò chơi tạo ra âm thanh với cha mẹ. trong các tình huống giao tiếp hằng ngày nên tạo sự chú ý thường xuyên đến trẻ. Khi trẻ chú ý tốt thì trẻ sẽ lắng nghe tốt những gì chúng ta nói dần dần trẻ nhận ra và bắt chước những gì mà trẻ đã nghe và nhìn thấy.

-Trẻ cần chơi để phát triển các kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng chơi phát triển ngay sau sinh khi trẻ khi trẻ thích thú nghe các âm thanh, nhìn và sờ các khuôn mặt. Giai đoạn đầu hãy để cho trẻ chơi các trò chơi các trò chơi đơn giản. Khi trẻ có khả năng nhận thức hãy chú ý nhiều đến các trò chơi có tính tưởng tượng cao và phức tạp. Thông qua các trò chơi trẻ sẽ nắm bắt và hiểu các vấn đề đang diễn một cách nhanh chóng vì chúng ta tạo được sự thích thú gây chú ý cho trẻ. Nhất là những trò chơi luân phiên rất quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp. khi chơi chúng ta không nên quên một chi tiết rất quan trọng đó là sử dủng cử chỉ lời nói khác nhau để diễn đạt Các vấn đề mà chúng ta cần chuyển tải đến trẻ. Và nên khuyến khích trẻ sử dụng cử chỉ lời nói để diễn đạt ý muốn của trẻ. Nên nhớ chúng ta không nên ép trẻ nói mà hãy để trẻ diễn đạt lời nói các trò chơi là tốt nhất.

- chúng ta nên nhớ một điều là trẻ em cần chơi và qua chơi trẻ mới phát triển hết khả năng của của trẻ